Tại sao eat lại quan trọng trong SEO

Trong giới làm SEO chắc hẳn nhiều anh em cũng nghe về E-A-T. vậy EAT là gì? Vào ngày 1/8/2018, Google đã đưa ra thông báo về xác nhận E-A-T là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá về chất lượng của một trang web. Sau khi công bố ra, EAT đã được nhắc đến rất nhiều lần sau khi nhận thấy một loạt nhiều website thuộc YMYL (Your Money or Your Life site) sụt giảm nghiêm trọng về thứ hạng và traffic.

Ngay cả đối với các ngành y dược, tài chính, luật, đều đồng loạt nhận thấy sự tụt giảm TOP đáng kể, nên thuật toán cập nhật lần đó còn có tên gọi khác là Google Medic. Vậy EAT mà Google đang nói đến là gì và chúng có tác động đến SEO như thế nào? Từ đó cho chúng ta thấy tại sao cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc tìm kiếm của Google. Tất cả sẽ được JPWEBSEO giải đáp trong bài viết này!

E-A-T là gì?

Theo tiếng anh thì EAT có nghĩa là “ăn” nhưng trong lĩnh vực SEO thì 3 chữ E-A-T là từ viết tắt 3 từ đại diện cho ba nguyên tắc mà Google đang sử dụng để đánh giá chất lượng nội dung mà nó thu thập trên các website. Ba nguyên tắc đó là:

Expertise

Expertise (Mức độ chuyên môn): Đây là tiêu chí đánh giá về mức độ chuyên môn của tác giả thông qua bài viết. Tác giả của nội dung nên phải là một chuyên gia về chủ đề đó, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó. Đối với SEO, Khi mà trang web có tỷ lệ bài viết có chuyên môn càng nhiều thì tầm ảnh hưởng website càng lớn – Authoritativeness, tầm ảnh hưởng càng cao thì sẽ đồng nghĩa sự tin tưởng của người dùng dành cho website càng sẽ tăng lên nhiều (Trustworthiness).

Bạn thường bắt gặp yếu tố expertise này thông qua những bài nghiên cứu, khảo sát, báo cáo, … Tuy nhiên, không phải lúc nào tác giả cũng là một người được đào tạo chính thống về chủ đề họ viết. Có thể họ có kinh nghiệm được tích lũy trực tiếp với chủ đề đó.

eat là gì? Một trong những yếu tố xếp hạng bậc nhất của Google
eat là gì? Một trong những yếu tố xếp hạng bậc nhất của Google

Vậy Google sẽ dựa vào đâu để hiểu rằng 1 bài viết sẽ được xếp là dạng bài có chuyên môn hơn những bài còn lại?, chúng ta lấy 1 vài ví dụ xem nào:

  • Ví dụ 1: 2 bác sĩ đều nổi tiếng và cùng viết chuyên sâu về một chủ đề cách “phòng chống đau lưng cho người trẻ” thì làm sao để có thể đánh giá được chuyên môn của người nào cao hơn người nào?
  • Ví dụ 2: Một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng nhưng lại không hẳn giỏi trong việc biên tập các nội dung để có thể thuyết phục người khác tin họ, trong khi đó một người khác lại không có mức độ chuyên môn, nhưng lại có khả năng biên tập nội dung khá tốt và hoàn toàn có thể copy lại bài của vị chuyên gia kia và họ biên tập lại. Vậy lúc này Google sẽ xử lý và đánh giá bài đó như thế nào?

Giải đáp ví dụ này:

Ở góc độ về người đọc, nếu họ có thể hiểu được những gì mà bài viết đó trình bày thì họ có thể đánh giá được bài viết nào có tính chuyên môn cao hơn theo cảm tính. Tuy nhiên nếu đọc giả không thế hiểu được những vấn đề mà bài viết đó truyền tải thì liệu rằng bài viết đó có được đánh giá là có tính chuyên môn?

Với những yếu tố để cấu thành lên chuyên môn của bài viết, Google sẽ đánh giá mức độ chuyên môn thông qua việc ghi nhận những đánh giá phản hồi, hoạt động của các User khi họ truy cập vào website đó bằng các yếu tố như:

  • Tỷ lệ người mới truy cập vào bài viết trong bao lâu? (Time on site).
  • Tỷ lệ người dùng search từ khóa về thương hiệu và truy cập website.
  • Tỷ lệ khách truy cập và quay trở lại trang.
  • Tỷ lệ người dùng search từ khóa + thương hiệu và truy cập vào website.
  • Tỷ lệ hành động của người dùng sau khi đọc bài viết đầu tiên mà họ truy cập vào từ mọi nguồn? (xem page khác, thoát trang, đặt hàng, để lại thông tin,  chat, gọi điện, share, …)

Và một điều nữa bạn cũng nên nhớ rằng, Google còn có riêng cho mình một đội ngũ chuyên đi đánh giá về độ uy tín của các website nữa đấy.

>>> Tham khảo: Viết bài chuẩn SEO: 35 checklist đầy đủ, chi tiết nhất 2021

Authoritativeness

Authoritativeness (Mức độ thẩm quyền): Khi Google xem xét đến yếu tố Authority, họ sẽ đánh giá xem liệu bạn có phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó không?. Bạn có kiến thức và hiểu biết chuyên sâu, có bất kì chứng chỉ hay bằng cấp liên quan nào hay không? Website của bạn có thực sự uy tín và đáng tin cậy trong phạm vi ngành nghề bạn viết hay không?

Có thể hiểu yếu tố này sẽ đánh vào mức độ chuyên môn hóa nội dung của tác giả hay mở rộng hơn là của website. Để đáp ứng về tiêu chí Thẩm quyền, tất cả thông tin xác thực về tác giả nên được hiển thị. Hơn thế nữa, nội dung của bạn phải dễ hiểu và phản ánh đúng sự thật, có giá trị, hữu ích với người dùng.

Tại sao eat lại quan trọng trong SEO
Tại sao eat lại quan trọng trong SEO

Để một website có thể biến mình thành một trang web có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nào đó thì nó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Được nhiều website có uy tín khác giới thiệu (càng nhiều càng tốt, nếu là các website cùng lĩnh vực hoặc từ những tờ báo uy tín thì càng tốt).
  • Tỷ lệ các bài viết chuyên môn trên website phải đủ lớn (cái này sẽ tùy thuộc vào đối thủ của bạn).
  • Được các profile uy tín khác trên social trỏ về. (đây chính là lý do bạn cần làm kỹ 1 bộ entity cho mỗi dự án của mình).

Trustworthiness

Trustworthiness (Mức độ tin cậy): Đây chính là bằng chứng để chúng ta có thể tin tưởng vào nội dung trên website. Những người đánh giá chất lượng kiểm tra độ tin cậy bằng cách xem xét toàn bộ trang web. Họ tập trung vào việc tìm kiếm về các chính sách bảo mật, cập nhật bảo mật và chính sách biên tập.

Trong SEO, Trustworthiness được phản ánh thông qua Backlink Page Rank. Ở đây tôi phải nhắc lại quan điểm của mình về backlink: chất lượng hơn số lượng. Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến mức độ tin tưởng của người dùng vào website của bạn:

  • Tính chuyên môn cao của bài viết.
  • Các yếu tố như độ bảo mật của website (SSL), chất lượng tổng quan của trang, profile link nội bộ, đánh giá,…
  • Có ít hoặc không có các vấn đề về scandal trên internet.
  • Các yếu tố xác thực của website (trang giới thiệu, địa chỉ trụ sở, các chính sách đổi trả, trang liên hệ, chính sách bảo hành).

Đây chính là 3 tiêu chuẩn mà Google đang sử dụng để đánh giá chất lượng về nội dung của từng trang web. Khái niệm này được thảo luận rất chi tiết ở Search Quality Raters Guidelines – tài liệu về đánh giá chất lượng tìm kiếm bởi Google vào năm 2019. Tài liệu này chính là minh chứng cho thấy nếu E-A-T tốt cả ngoài và trong trang web chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm của Google.

Lời khuyên từ Google là: nếu bạn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một trong những bản cập nhật cốt lõi là hãy tìm hiểu về các hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google & E-A-T. Google cũng là một tài liệu để hướng dẫn cải thiện EAT rất chi tiết. Những người đánh giá chất lượng của Google sử dụng từ viết tắt (EAT) để xác nhận rằng Google xếp hạng các website chất lượng cao ở trên các trang web chất lượng thấp hơn, kém tin cậy hơn.

Tại sao lại nói E-A-T rất quan trọng với sự phát triển của website

Đối với Google, EAT chính là cách để họ đánh giá chất lượng, cũng như giá trị của một trang web. Trên lý thuyết, nếu một website đạt được “E-A-T càng cao” sẽ đạt được thứ hạng cao hơn các trang mà có “EAT thấp”, chính vì vậy bắt buộc bạn nên phải nhìn nhận EAT như một chỉ số so sánh khi Google đánh giá về website của bạn và đối thủ trên SERP. Google từng khẳng định trải nghiệm về người dùng càng tốt thì thứ hạng website càng được nâng cao. Do vậy, EAT chính là yếu tố mà bạn không được phép bỏ qua.

Người dùng có thể trải nghiệm tốt hay không sẽ dựa vào việc nội dung có đáp ứng và thỏa mãn chính xác những nhu cầu của họ hay không. Nếu người dùng hài lòng và đồng ý chia sẻ, giới thiệu nội dung thì sẽ giúp thúc đẩy EAT của website của bạn lên cao hơn.

Google nói gì về EAT?

Trong một báo cáo uy tín xuất bản vào tháng 2 năm 2019, Google đã xác nhận rằng EAT chính là một phần thuật toán của họ. Nhưng không may, bài báo cáo đó không nói cho chúng ta biết chính xác các yếu tố xếp hạng E-A-T là gì.

Để tìm ra các yếu tố xếp hạng đánh giá E-A-T, chúng ta có thể ghép chúng lại với nhau bằng cách ghi chú từ công cụ Liên kết tìm kiếm công khai của Google và kiểm tra các hướng dẫn xếp hạng chất lượng của Google” – nhà báo Daniel Sullivan.

Về những người đánh giá chất lượng của Google, họ nói rằng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến thuật toán của Google khi đề cập đến E-A-T. Họ ở đây chỉ nhằm đảm bảo các website tuân theo đúng các nguyên tắc E-A-T nếu bạn muốn rank cao trong Google.

Google nói gì về E-A-T?
Google nói gì về E-A-T?

Nhà báo Daniel Sullivan đưa ra một so sánh về những người chuyên đánh giá về nhà hàng – tuy người đánh giá không nấu ăn, nhưng họ sẽ đưa ra đánh giá cho đầu bếp về món ăn đó có ngon hay không ngon.

Sự khác biệt này rất quan trọng vì mặc dù Người đánh giá về chất lượng có thể không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website, nhưng chắc chắn rằng những nguyên tắc của họ cũng tương tự như nhiều nguyên tắc mà thuật toán của Google dùng để đánh giá EAT.

>>>Tham khảo: Thuật toán Penguin Google cách phòng tránh, khắc phục nếu bị dính

Vai trò quan trọng của EAT đối với các website YMYL

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ và chưa hình dung được về dạng trang web mà Google phân loại như YMYL, thì họ đã cung cấp cho chúng ta một định nghĩa rất hữu ích:

YMYL (Your Money or Your Life site) theo Google đó là “bất kỳ website nào có chứa nội dung mà liên quan đến sự ổn định tài chính, sức khỏe, hạnh phúc, sự an toàn của con người dùng trong tương lai thì đều có thể được gọi chung là YMYL”.

  • Trang thông tin pháp lý
  • Các trang giao dịch tài chính
  • Trang thông tin y tế
  • Trang thông tin tài chính
  • Trang tin tức hoặc thông tin chính thống/ cộng đồng quan trọng để công dân cập nhật được thông tin

Khi bản cập nhật Medic của Google được phát hành ra, Marie Haynes nhận thấy rằng các website YMYL bị ảnh hưởng nặng nề hơn các trang web khác. Trong một bài đăng khác trên blog, Marie công bố ảnh chụp màn hình về các trang web YMYL cho thấy lưu lượng truy cập giảm mạnh do bản Cập nhật Medic.

Theo như tài liệu hướng dẫn đánh giá chất lượng của Google cung cấp, bạn có thể nhận thấy rằng nếu một website mà không có E-A-T, nó sẽ được đánh giá thành một trang web có chất lượng thấp. Ngay cả khi chủ đề mà bạn hướng tới không phải là nội dung YMYL bạn cũng nên quan tâm đến việc cải thiện EAT cho website.

Vai trò quan trọng của EAT đối với các website YMYL
Vai trò quan trọng của EAT đối với các website YMYL

Google có nói rằng E-A-T được áp dụng cho bất kỳ website nào họ thu thập tất cả các dữ liệu – blog thời trang, diễn đàn và trang web thể loại châm biếm, trang web chuyện phiếm.

Nếu lĩnh vực bạn đang làm và không thuộc danh mục YMYL, bạn cũng cần lưu ý hơn đến những gì bạn sẽ xuất bản. Hãy đảm bảo tất cả các yêu cầu bạn đưa ra và được trích dẫn một cách là chính xác. Ngoài ra, bạn cũng muốn thực hiện các bước chứng minh chuyên môn và  thẩm quyền của các tác giả viết nội dung cho bạn.

Vậy thì, EAT có thực sự là một yếu tố xếp hạng website của Google không?

Như tôi đã đề cập đến, bạn có thực sự muốn có được liên kết chất lượng tốt từ những nơi có thẩm quyền trong thị trường ngách của bạn. Mặc dù có thể, Google đang cố gắng đo lường những yếu tố vượt ra ngoài các liên kết trong việc xác định E-A-T.

Chúng ta cũng cần biết rằng Google chỉ thị cho những người đánh giá về chất lượng của họ xác định xem một doanh nghiệp có tiếng xấu hay tốt, liệu họ có được đề cập ở các nơi có thẩm quyền hay không và họ có phải là một công ty đáng tin cậy hay không. Một điều nữa Google đã nói rằng QRG phản ánh về những gì Google muốn thuật toán của họ thực hiện.

Có thể một số điều mà JPWEBSEO đã đề cập trong bài viết này vẫn chưa được đo lường bằng các thuật toán. Nhưng, tôi tin rằng nếu một cái gì đó đã được đề cập trong QRG (Quality Raters Guidelines), thì Google hoặc đã đo lường điều này bằng các thuật toán hoặc họ đang nghiên cứu nhiều cách để làm điều này. Bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua E-A-T nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng của website mình.

Một vài ví dụ về các trang web E-A-T thấp

Như tôi đã giải thích ở trên Google đã đưa ra những ví dụ về các trang có E-A-T thấp được phân thành 3 loại:

  • Không có chuyên môn – Không có bằng chứng nào cho thấy tác giả có chuyên môn về những thứ mình viết.
  • Không chuyên nghiệp  – Nội dung chính đầy lỗi chính tả và không chất lượng.
  • Không có độ uy tín – Có dấu hiệu rõ ràng rằng nội dung mà bạn viết không chính xác

Tác giả không có chuyên môn

Một bài viết về thể loại YMYL về tư vấn tài chính nhưng có E-A-T thấp. Theo hướng dẫn của Google, bài viết có EAT thấp vì nó không có bằng chứng nào cho thấy các tác giả có chuyên môn về lĩnh vực này.

Nội dung không chuyên nghiệp

Bài viết được trích dẫn từ nguồn có E-A-T thấp vì bài viết  không được chuyên nghiệp và có lỗi ngữ pháp nhiều. Bài viết được diễn giải từ một trang web khác, nhưng có các số liệu và sự kiện sai. Vì những lý do tương tự, Google sẽ cho biết bài viết có E-A-T thấp vì có đầy lỗi chính tả, vô nghĩa và không chính xác.

Nội dung không chuyên nghiệp ảnh hưởng tới EAT
Nội dung không chuyên nghiệp ảnh hưởng tới EAT

Nội dung không chính xác

Bài báo không đề cập đến tác giả, không có rõ nguồn trích dẫn và có ít thông tin về tổ chức về tin tức đã xuất bản nội dung trên.

Từ những ý trên ta có thể kết luận được gì?

E-A-T thấp nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng để chọn ra. Một số ví dụ ở trên đây tuy có trải nghiệm người dùng tuyệt vời, nhưng nếu nội dung mà đầy lỗi chính tả, Google sẽ không xếp hạng cao. Nếu bạn muốn đòi quyền lợi, tốt hơn là bạn nên đưa ra những trích dẫn để sao lưu và không xuất bản các nội dung sai lệch.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng E-A-T

E-A-T có thể nói là một phần quan trọng trong thuật toán của Google. Việc một website nếu mất EAT rất khó để được xếp hạng tốt được. Nếu vậy thì chỉ các website được xem như có thẩm quyền mới được xếp hạng tốt? Vậy làm sao để các website còn lại cải thiện được E-A-T?

Chắc chắn bạn có thể cải thiện được E-A-T. Hãy thử suy nghĩ về những website xuất bản nội dung chất lượng cao nhất mà bạn đã truy cập. Họ làm gì mà nội dung và trang web của họ đạt được chất lượng cao? Rất có thể, những người đó làm theo một số bước được liệt kê ở dưới đây:

1. Kiểm soát thương hiệu của bạn

Hãy kiểm tra lại thương hiệu của bạn. Mọi người đang nói gì về trang web của bạn/ doanh nghiệp của bạn? Quên những gì mà Googlebot đang nghĩ, những khách hàng thực sự nói gì về bạn?

Kiểm tra trang web của bạn thường xuyên và xem nếu thông tin của bạn rõ ràng, minh bạch và trung thực như bạn có thể về thương hiệu và những người đằng sau doanh nghiệp. Điều này nên bắt đầu với trang chủ website:

Hãy kiểm soát nội dung của bạn sẽ tốt cho EAT
Hãy kiểm soát nội dung của bạn sẽ tốt cho EAT
  • Làm sao để bạn chứng minh cho Google biết rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn?
  • Bạn và nhóm của bạn đã giành được những giải thưởng gì? làm nổi bật sự chuyên nghiệp, chuyên môn của bạn hay điều gì đó làm cho bạn nổi bật trước đám đông?
  • Bạn có được sự công nhận từ các cơ quan chuyên môn hoặc hiệp hội nào có thể chứng minh doanh nghiệp của bạn là ai và đội ngũ đứng sau thương hiệu là ai không?
  • Nội dung và hình ảnh nói gì về bạn? Bạn có thật sự đáng tin không?
  • Đây có thể là giải thưởng doanh nghiệp địa phương, phòng giải thưởng thương mại hoặc dịch vụ khách hàng – bất cứ điều gì chứng tỏ bạn là người giỏi nhất trong lĩnh vực bạn làm.

2. Kiểm soát Content hiện có trên website, nội dung phải là độc nhất

Content của bạn nói gì về doanh nghiệp và về bạn? Rất có thể là một số nội dung cũ của bạn sẽ không phù hợp với trình độ chuyên môn hiện tại của bạn nữa. Có thể bạn thuê một số nhà văn tự do, họ đã thêm một số bài đăng blog 500 từ vào trang web của bạn. Đó là điều mà một số chuyên gia SEO khuyên bạn nên làm.

Bạn sẽ cần phải xem qua và kiểm tra lại nội dung hiện có của bạn và quyết định, giả sử tôi là khách hàng, điều này có phù hợp với nhu cầu của tôi không?

Nếu câu trả lời là Không, thì bạn có 2 phương án để bạn lựa chọn đó là:

  1. Audit nội dung lại sao cho phù hợp với mục đích của khách hàng tiềm năng và trình độ chuyên môn/thẩm quyền cần thiết
  2. Xóa nội dung đi

Bằng cách xác minh nội dung của một website và phê duyệt nó (đảm bảo tính  thẩm quyền, chuyên môn), bạn sẽ có thể tái chế nội dung và cải thiện về tính hợp lệ của nó cho đối tượng mục tiêu của bạn và cho cả Bot Google.

Nội dung độc nhất

Nội dung chính trùng lặp là một điều tối kỵ trong khi làm SEO. Đây là một phương pháp làm SEO rất không bền vững ở hiện nay.

Dù nhiều ngành có nội dung không cần tính chính xác tuyệt đối như ngành Y hay luật khó có thể sáng tạo những nội dung khác. Nhưng bạn vẫn có thể làm content của mình khác biệt bằng cách thêm: video, hình ảnh,  ý kiến chuyên gia,… v.v hoặc nhờ chuyên gia viết theo kiến thức chuyên môn của mình và edit lại bởi đội content của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này: 4 bước để viết content cực hay cho người mới bắt đầu

Nội dung spam sẽ ảnh hưởng nhiều đến EAT của google
Nội dung spam sẽ ảnh hưởng nhiều đến EAT của google

Tiêu đề bị phóng đại quá mức cần thiết

Tiêu đề bị “giật tít” quá mức cần thiết sẽ gây ra các hiểu lầm không đáng có cho người dùng. Google coi đây là một hành vi đánh lừa người dùng, làm giảm độ uy tín của website. Hơn nữa, khi người đọc cảm nhận được nội dung không đúng như kỳ vọng, thời gian trên trang của họ sẽ thấp và về lâu về dài điều này có hại cho hoạt động SEO hơn là có lợi.

Xóa bỏ nội dung EAT thấp

Một vài nội dung có chất lượng thấp có thể làm toàn bộ trang web của bạn đi xuống. Nếu doanh nghiệp của bạn đã viết và xuất bản nội dung trong nhiều năm qua, rất có thể một vài tác phẩm sẽ chất lượng thấp đã được xuất bản.

Khi nói đến E-A-T, không phải lúc nào cũng tốt. JPWEBSEO khuyên bạn hãy dành chút thời gian tìm các trang nội dung có chất lượng thấp của bạn và loại bỏ chúng. Bạn có thể làm điều này bằng cách chỉnh sửa lại các trang đó để cải thiện hoặc xóa hoàn toàn các trang nếu có vấn đề.

3. Tạo profile, social giới thiệu thông tin về tác giả và liên kết với website

Những thông tin này dang cực kỳ quan trọng đối với E-A-T. Đây là một tín hiệu sẽ giúp Google nhận biết được rằng nội dung trên trang web của bạn đều được làm hoặc tham vấn chuyên môn từ các chuyên gia trong ngành.

Những trang profile này sẽ giúp cho công ty của bạn tăng mức độ thẩm quyền và chuyên môn trong lĩnh vực bạn hoạt động được nhiều chuyên gia đánh giá cao và chọn là nơi xuất bản nội dung từ họ. Bạn có thể liệt kê thêm bất kỳ giải thưởng nào trong lĩnh vực mà bạn đạt được. Bạn cũng nên liên kết với những kênh truyền thông xã hội liên quan nhằm tăng mức độ nhận biết được thương hiệu công ty của bạn và các tác giả viết cho bạn.

Thêm thông tin tác giả ở mõi bài viết
Thêm thông tin tác giả ở mõi bài viết

Thêm thông và liên kết thông tin tác giả ở mỗi bài viết

Những độc giả họ sẽ không chỉ dựa vào những thông tin về tác giả đang được cung cấp trên website, để có thể đánh giá về mức độ chuyên môn của chính tác giả.

Chính vì vậy hãy liên kết với những trang social của tác giả giả với profile tác giả viết bài trên website. Hãy đảm bảo trang profile của tác giả được liên kết đến các trang social phổ biến của chính tác giả.

Sau khi có 1 profile cho tác giả hoàn chỉnh là chưa đủ, bạn cần phải gắn chúng trong mỗi bài viết như sau để chứng minh cho người đọc và Google thấy rằng nội dung này có sự tham vấn hoặc được tạo bởi chuyên gia.

>>> Tham khảo: SMO (Social Media Optimization) là gì?

Lưu ý về các tác giả

Chuyên môn và thẩm quyền đã chiếm hai phần ba của E-A-T, thế nên lý do còn lại là bạn cần phải coi trọng các tác giả nội dung của mình. Nếu thực tập sinh của bạn đảm nhiệm việc viết tất cả nội dung blog, Google có thể sẽ không xem họ là chuyên gia trên website. Các chuyên gia trong công ty của bạn là những người thuộc đội ngũ lãnh đạo, hoặc những người đã làm việc trong lĩnh vực đó một thời gian dài.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người viết về nội dung blog cho bạn, bạn có thể cân nhắc sử dụng nhiều người viết thuê. Miễn là người viết thuê của bạn sử dụng có hồ sơ theo dõi về việc tạo ra nội dung chất lượng cao, Google có thể sẽ không bao giờ biết rằng nội dung đó được xuất bản dưới tên CEO nhưng không thực sự được viết bởi CEO của bạn.

4. Tạo profile cho công ty trên website/social

Điều này lại càng rất cần thiết đối với những website của các doanh nghiệp, website của các công ty cần có một trang giới thiệu về công ty thật chuyên nghiệp, chứng minh được sự uy tín với người đọc, khách hàng. Nội dung trong trang giới thiệu phải giúp người đọc hiểu:

  • Bạn là ai?
  • Tóm tắt quá trình thành lập.
  • Lĩnh vực mà bạn kinh doanh, sản phẩm buôn bán, dịch vụ là gì?
  • Sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (nếu có)
  • Những thành tựu, giải thưởng đạt được trong quá trình hoạt động.

Tương tự như với profile social của tác giả, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiện diện trên những mạng xã hội mà bạn tạo.

Tạo profile cho công ty trên website/social
Tạo profile cho công ty trên website/social

Profile social lâu đời cũng chính là 1 điểm cộng nữa cho các tài khoản social của tác giả và  doanh nghiệp. Nếu tuổi đời của các profile này càng lớn và doanh nghiệp của bạn thường xuyên chia sẻ bài viết cũng như có nhiều hoạt động truyền thông trên đó thì các tài khoản trên của doanh nghiệp sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Lưu ý: Đối với social của tác giả và thương hiệu thì sau khi tạo bắt buộc phải có một bài post giới thiệu về công ty bạn.

5. Tăng lượng đánh giá tích cực trên Website/Google Map

Đánh giá tích cực trên các website của bên thứ ba là một tín hiệu giúp Google nhận định được rằng doanh nghiệp của bạn sẽ được đánh giá có độ tin cậy cao trong lĩnh vực mà bạn hoạt động.

Hiện tại ở Việt Nam, chủ yếu các đánh giá là từ Google Map, website bên thứ ba,  fanpage facebook, các trang review,…

6. Thêm thông tin liên lạc rõ ràng

Yếu tố này thuộc về phần Trustworthiness (Mức độ tin cậy) của E-A-T. Thông qua những hướng dẫn xếp hạng chất lượng, Google đề cập đến việc dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp sở hữu trang web đó. Trong quan điểm của Google, nếu website của bạn không cho phép khách truy cập liên hệ với bạn, có lẽ bạn đang che giấu điều gì đó. Đó chính là tất cả lý lẽ về sự minh bạch.

Nếu bạn muốn khách truy cập website và có thể gọi cho bạn, hãy đặt số điện thoại vào đầu trang hoặc có thể thêm ở phần chân trang. Sử dụng trình trò chuyện trực tiếp để cho phép khách truy cập có thể trò chuyện với bạn. Nên có một mục dành riêng cho “Thông tin liên hệ”. Ngay cả khi website của bạn chỉ là một blog và không có gì khác biệt, cũng nên cung cấp cho người đọc một địa chỉ email để họ có thể liên lạc với bạn.

Một số thông tin liên hệ cơ bản cần phải có”

  • Số điện thoại
  • Địa chỉ liên hệ (hãy list tất cả các chi nhánh)
  • Email
  • Danh sách các social đang hoạt động.

Ngoài ra, hãy để thông tin liên hệ ở bất cứ nơi nào mà thuận tiện tìm kiếm với người dùng như ở đầu trang hoặc ở cuối bài viết.

7. Thông tin về các dịch vụ khách hàng

Các trang bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp không thể thiếu những trang này. Thông thường các trang thông tin dịch vụ sẽ gồm có những trang cơ bản sau:

  • Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách đổi trả
  • chính sách bảo hành
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách giao nhận vận chuyển

Những trang trên sẽ góp phần đảm bảo sự uy tín cho website.

8. Tạo chính sách bảo mật

Yếu tố này ở phần Độ tin cậy của E-A-T. Chỉ là mọi trang web trên internet cũng nên có chính sách bảo mật. Nếu bạn chấp nhận thông tin từ việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, và sử dụng các công cụ phân tích (như Analytics của Google) hoặc sử dụng các công cụ remarketing, bạn cần có một chính sách bảo mật.

Chính sách bảo mật cho người dùng biết rằng bạn dự định thu thập và sử dụng dữ liệu của họ như thế nào?. Google muốn xem rằng chính sách quyền riêng tư trên một website vì giúp tạo niềm tin rằng bạn không làm bất cứ điều gì bất chính với những dữ liệu bạn đang thu thập. Chính sách bảo mật nên được đặt liên kết ở footer của trang web của bạn.

9. Cải thiện Time on site – thời gian trên trang của khách hàng

Thời gian trên trang cao cũng là một yếu tố chứng tỏ rằng nội dung trên trang web của bạn chất lượng và thu hút người đọc. Đây sẽ là 1 yếu tố khá quan trọng nếu như bạn có thể giải quyết được đúng nhu cầu của người dùng và mạng lại nhiều giá trị cho họ.

Cải thiện Time on site – thời gian trên trang của khách hàng
Cải thiện Time on site – thời gian trên trang của khách hàng

Những nội dung giá trị cao ở các website thuộc các nhóm ngành YMYL thường chỉ có thể đạt được khi có những yếu tố chuyên gia trong đó. Tuy nhiên tùy loại bài viết,  tùy vào trang, độ dài của bài viết mà time on site tốt được xác định một cách khác nhau.

10. Sử dụng HTTPs – Chứng chỉ SSL

Một yếu tố quan trọng cuối cùng mà JPWEBSEO muốn nói đến là chứng minh độ uy tín của website chính là chứng chỉ bảo mật SSL, yếu tố bảo mật của website. Trong đó, cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL là để có thể đảm bảo an toàn cho website là công việc dễ thực hiện nhất.

Ngoài ra, kể từ năm 2017, Google đã đưa ra những cảnh báo không an toàn cho người dùng khi bạn cố tình truy cập vào những website không có hoặc hết hạn những chứng chỉ bảo mật này.

Kết luận

E-A-T là yếu tố mà Google thực hiện rất nghiêm túc về việc áp dụng, kể từ khi được Google xác nhận EAT đã được đề cập tổng cộng 134 lần trong hướng dẫn QRG được cung cấp bởi chính Google. Với việc họ nhấn mạnh lặp lại nhiều lần như vậy, bạn có thể thấy thuật toán của Google rất chú trọng EAT.

Qua bài viết này JPWEBSEO mong rằng bạn sẽ hiểu thêm ít nhiều về EAT là gì? Đây chính một trong những yếu tố đánh giá xếp hạng website quan trọng bậc nhất của Google. Có thể có một số điều mà tôi được tôi đề cập trong bài viết này vẫn chưa được đo lường bằng thuật toán. Nhưng, tôi tin rằng nếu một cái gì đó được đề cập trong QRG, thì Google đã đo lường điều này bằng thuật toán hay họ đang nghiên cứu nhiều cách để làm điều này. Bạn chắc chắn không thể bỏ qua E-A-T nếu muốn cải thiện thứ hạng của mình trên SERPs.

Xem thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here