Google sandbox là gì?
Google sandbox là gì?

Google sanbox là gì? Cách check sandbox google, nguyên nhân và cách khắc phục google sanbox ra sao? Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết.

  • Website của bạn thứ hạn vẫn mãi ở trang 2 và thăng tiến rất chậm cho dù bạn có đi link?
  • Bạn đã nỗ lực tối ưu chuẩn SEO nhưng vẫn không thể đạt top trên kết quả tìm kiếm?
  • Các từ khóa vẫn cứ nằm ngoài cả top 100 dù độ cạnh tranh thấp?
  • Hiện tượng này kéo dài từ 2 đến 6 tháng chưa thấy thay đổi gì cả?

Hãy cùng JPWEBSEO tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng này trong bài viết dưới đây nhé!

Google sandbox là gì?

Google sandbox là một thuật ngữ SEO cho thấy hiện tượng trang web bị kìm hãm phát triển thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm của Google.  Giống như việc google đang thử thách website của bạn vậy, lúc đó thứ hạng từ khóa thấp hoặc lên xuống thất thường để nó xem động thái của bạn.

Ngay cả khi website của bạn làm chuẩn hết mọi thứ. Tuy nhiên vẫn chưa thể cải thiện thứ hạng nếu google sandbox bỏ qua website của bạn.

Google sandbox là gì?
Google sandbox là gì?

Có điều google chưa bao giờ xác nhận liệu có hiện tượng sandbox này cả. Tuy nhiên rất nhiều anh em làm SEO gặp phải và tin rằng google sandbox thực sự có tồn tại.

  • Web mới thành lập không được bao lâu?
  • Nếu bạn là một người mới làm về SEO?

Tôi khuyên bạn nên tiếp tục đọc hết bài này để có thể nhận biết, phòng tránh và khắc phục nếu gặp phải hiện tượng này.

Mục đích của google sandbox là gì?

Mỗi thuật toán của google đưa ra đều có mục đích khác nhau, đối với thuật toán sandbox đó là:

Phạt hoặc loại bỏ các website kém chất lượng

Đối với những trang web cố tình vi phạm các điều luật chơi của Google sẽ nhận những án phạt trực tiếp hoặc gián tiếp từ thuật toán của họ.

Nhẹ thì website bạn có thể rớt hạng từ khóa, nặng có thể khiến trang web của bạn bị mất luôn index. Tuy nhiên google luôn cho các trang web có cơ hội sửa sai, chính vì vậy khi phát hiện ra vấn đề này thì bạn phải hành động ngay lập tức.

Phạt hoặc loại bỏ các website kém chất lượng
Phạt hoặc loại bỏ các website kém chất lượng

Tạo kết quả tốt nhất cho người dùng

Google đang cực kỳ quan tâm đến những kết quả mà người dùng muốn nhận được khi tìm kiếm các từ khóa. Họ luôn test các vị trí tìm kiếm và xem xét về hành vi người dùng để trả về kết quả tốt nhất.

Những thủ thuật SEO spam quá đà sẽ bị phát hiện. Đặc biệt là đối với việc nhồi nhét các từ khóa SEO hoặc cố tình SEO một cách lộ liễu. Vậy làm sao để phát hiện trang web của mình bị google sandbox phạt? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!

Dấu hiệu nhận biết google sandbox

Nếu website của bạn bị thử thách hoặc nghi vấn là spam, có dấu hiệu lách luật khi muốn thao túng kết quả tìm kiếm thì những dấu hiệu này cho thấy là website của bạn đang bị sandbox:

  • Từ khóa bay ra ngoài khỏi top 100 không quay lại có thể không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
  • Trang web bị tuột dốc không phanh trong một khoảng thời gian dài
  • Website có thể không có bất cứ kết quả nào khi bạn kiểm tra trên google (cực nặng)
  • Từ khóa đứng mãi ở trang 2 dù bạn đã tối ưu mọi cách.

Đây chính là những dấu hiệu cơ bản giúp bạn có thể nhận biết rằng trang web của mình có bị sandbox hay không. Bạn phát hiện càng sớm thì tỷ lệ gỡ càng cao và thời gian giam website càng ngắn.

Cách kiểm tra có dính sandbox hay không?

Với JPWEBSEO có 3 cách cơ bản để bạn có thể kiểm tra chính xác rằng những dấu hiệu trên có thực sự trang của bạn đang mắc phải sandbox của google hay không?.

Cách 1: Test trên các công cụ tìm kiếm

Bạn tìm kiếm trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm khác ngoài google như Yahoo, Bing, cốc cốc,….

Nếu website bạn vẫn hiển thị trong khi google lại không tìm thấy thì chứng tỏ rằng trang của bạn đang bị google sandbox.

Test trên các công cụ tìm kiếm
Test trên các công cụ tìm kiếm

Cách 2: Kiểm tra trong webmaster tool

Trong các mục của Google webmaster tool bạn tìm kiếm đến “tác vụ thủ công” đây là nơi google thông báo nếu có phạt trang web của bạn và dành cho những website có thể cải thiện. Nhiều trường hợp bạn không thông báo thì không thể dùng cách này được.

Ngoài ra bạn đăng ký nhận thông báo từ google Web master Tool về gmail thì nó sẽ báo thẳng trực tiếp về email của bạn như hình dưới đây:

Kiểm tra trong webmaster tool
Kiểm tra trong webmaster tool

Cách 3: Kiểm tra lưu lượng truy cập

Giống như những dấu hiệu tôi đã nói ở trên, website bị phạt sẽ mất gần hết các từ khóa chính chỉ còn lại một ít traffic bạn có thể xem ở hình dưới!

Website của bạn đã bị đưa vào khu cách ly tạm, dù bạn có viết bài mới, có index nó thì nó cũng không cho lên từ khóa traffic cho bạn vì hiện tại trang của bạn đang bị giam giữ.

Hầu hết khi website bị phạt, các bạn đều nói rằng: “bỏ website ấy đi làm website mới”. Tuy nhiên đối với những trang đã có thương hiệu lâu hoặc agency lại không cho phép làm điều này. Vậy bạn làm thế nào để gỡ phạt hoặc làm giảm thời gian sandbox của google bây giờ?

Kiểm tra lưu lượng truy cập
Kiểm tra lưu lượng truy cập

Nguyên nhân và cách phục sandbox của Google.

Có 3 trụ cột chính trong SEO là 3 chữ T, tương ứng với: Traffic (sự tương tác) – Trust (sự uy tín) – Theme hay Thematic (sự liên quan). Đây chính là 3 thứ Google muốn nhìn thấy ở bạn. Với một website chỉ mới xây dựng được vài tháng thì hầu hết thiếu đi 3 yếu tố này. Cụ thể, tôi liệt kê ở đây để bạn chú ý:

Thiếu tín hiệu người dùng (Traffic)

Rất nhiều SEOers tin rằng CTR. Tỷ lệ thoát và thời gian time on site nằm trong số các yếu tố xếp hạng. Google cần phải thấy được sự tương tác tốt từ người dùng trên trang web của bạn (ở đây ít ra là traffic vào trang web). Thì bạn mới có thể tin tưởng rằng trang web của bạn đang hữu ích với người dùng.

Giải pháp của bạn:

Hãy sử dụng Phantom keywords (từ khóa bóng ma). Những từ khóa thường bị đối thủ lãng quên không SEO và có số lượng tìm kiếm ổn.

Mỗi một bài viết bao gồm các phantom keywords sẽ có thể lên top rất dễ dàng cho dù bạn là website mới. Vì cơ bản, ở những bài viết phantom, có sự cạnh tranh rất ít, và nếu content bạn tối ưu tốt hơn đối thủ thì website bạn dễ dàng xếp hạng cao.

>>> Tham khảo: [Bật Mí] 47 cách tăng traffic cho website hiệu quả đơn giản

Thiếu links chất lượng (Trust)

Links cùng với content và RankBrain là 3 yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Và backlink thì bao gồm các loại link là: out-link (link trỏ ra ngoài), internal link (liên kết nội bộ), backlink (liên kết trỏ về).

Nếu với backlink thì nếu 1 website mới lập, thì lẽ tự nhiên sẽ có rất ít backlink chất lượng uy tín trỏ về, hoặc nếu có thì backlink yếu sẽ không có đủ “link juice” để truyền sức mạnh đến cho bạn.

Thiếu links chất lượng (Trust)
Thiếu links chất lượng (Trust)

Bạn có thể xây dựng nhiều backlinks trong một tháng. Nhưng nếu tất cả các backlink bạn tạo không có chất lượng cao thì chỉ khiến Google nhanh chóng bỏ lơ website bạn mà thôi.

Hãy cẩn thận với số lượng backlink bạn tạo mà tăng quá nhanh chóng một cách đáng ngờ. Kế đó là anchor text chính từ khóa SEO chính tối ưu hóa quá mức. Đây có thể là lý do khiến bạn bị Google phạt đấy.

Thiếu sự liên quan & sự chuyên môn – Theme

Google luôn cần những content chất lượng đứng đầu ở bảng công cụ tìm kiếm, và hơn hết là nó phải nhìn nhận website bạn như một “chuyên gia” trong lĩnh vực đó, một website đề cập, nói, truyền tải, giải đáp nhiều khía cạnh của người dùng.

Ý tôi là, nếu tôi muốn tin một người nào đó có khả năng chuyên môn cao trong lĩnh vực SEO hay không, thì họ phải am hiểu về nhiều khía cạnh trong lĩnh vực như: google penguingoogle panda, backlinks, content, tối ưu Onpage, Trust Rank, Page Rank, …

Tương tự, google cũng cần phải nhìn thấy các nội dung ấy trên website của bạn chứ google không muốn các nội dung lặp lại như: dịch vụ seo quận 1, dịch vụ seo thủ đức, dịch vụ seo quận 3, dịch vụ seo quận 4, dịch vụ seo giá rẻ quận 5, …

Giải pháp của bạn ở đây là gì? Đơn giản, hãy tạo lập những Thematic và Semantic content!

Semantic content sẽ chứa đựng những semantic keyword (từ khóa ngữ nghĩa). Giúp công cụ tìm kiếm Google có thể dễ dàng hiểu được website của bạn đang nói về chủ đề gì và cho điểm SEO cho bạn dễ dàng hơn. Và Thematic Content là tập hợp về nhiều Sematic content.

>>> Tham khảo: Viết bài chuẩn SEO: 35 checklist đầy đủ, chi tiết nhất 2021

Mức độ sandbox khác nhau tùy thuộc vào thị trường khác nhau

Điều này có thể bạn cũng đã biết, thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm Google không phải giống nhau ở tất cả các thị trường, mọi lĩnh vực. Mà Google đã cố tình làm nó khác biệt giữa các ngành, các ngách lĩnh vực khác nhau.

Do vậy hiện tượng sandbox này hoàn toàn khác nhau và tùy theo các ngành khác nhau. Ví dụ như các trang web về pháp lý và y tế thì dính google sandbox lâu hơn các ngành khác.

Đó là vì các trang web này có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người. Nội dung trên các website ấy không những đòi hỏi về chất lượng mà còn đòi hỏi độ tin cậy. Tính xác thực đã được kiểm chứng và công nhận. Chính vì điều đó mà cần được xem xét một cách nghiêm túc hơn.

Tuy vậy cũng vẫn có những luồng ý kiến trái chiều về thời gian sandbox giống nhau. Ở tất cả lĩnh vực, các ngành và mức độ cạnh tranh khác nhau.

Hy vọng với bài viết này, JPWEBSEO đã phần nào cho bạn hiểu được sandbox google là gì? và cách để check sandbox google, phát hiện ra nguyên nhân và cách khắc phục. Chúc các bạn thành công và không phải bị dính sandbox google!

>>> Xem thêm: Cách tạo backlink chất lượng từ các web vệ tinh 2.0

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here