Tầm quan trọng của quy trình SEO
Tầm quan trọng của quy trình SEO

Bài hướng dẫn về quy trình SEO dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những bước quan trọng nhất trong quy trình SEO trang web. Thực hiện theo các bước được nhắc tới trong bài viết này sẽ giúp trang web của bạn được xếp hạng cao và nhanh hơn.

JPWEBSEO đặc biệt khuyên bạn hãy vừa đọc bài viết và thực hành ngay để có được trải nghiệm quy trình SEO 8 bước tuyệt vời dưới đây!

Quy trình SEO là gì?

Quy trình SEO là tập hợp các bước để SEO 1 website theo trình tự nhằm tối ưu hóa website của bạn trên công cụ tìm kiếm của Google.

Quy trình SEO của mỗi người có thể khác nhau, nó dựa trên sự trải nghiệm của từng người mà đúc kết ra quy trình SEO tốt nhất cho họ. Một quy trình SEO thành công là quy trình phù hợp với những gì Google cần để tối ưu – dựa trên nguyên tắc nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm và quản trị trang web.

Tầm quan trọng của quy trình SEO

Đối với một người làm SEO, việc nắm rõ một Quy trình SEO là một yếu tố rất cần thiết để tạo được một bản kế hoạch SEO hoàn chỉnh. Một số lợi ích của quy trình SEO có thể nhìn thấy rõ như:

  • Biết được mình cần phải gì: Quy trình SEO không chỉ cho bạn biết các bước làm mà còn có trình tự thực hiện. Dựa vào đó, các SEOer sẽ nhìn trước được mình cần phải làm gì với website cụ thể.
  • Tiết kiệm thời gian: Như đã nói ở phần trên, quy trình SEO được tạo ra dựa trên sự trải nghiệm qua nhiều dự án. Do vậy, khi có một quy trình SEO chuẩn ở trong tay, bạn đã rút ngắn được thời gian làm SEO của mình mà không cần tốn nhiều thời gian đi trả lời câu hỏi: Làm như thế nào?
  • Giảm thiểu rủi ro: Có một quy trình SEO tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa việc lãng phí của những phương pháp thử nghiệm, phòng ngừa nhiều rủi ro. Ngoài ra sẽ giúp bạn dễ kiểm tra đánh giá và giám sát dễ ứng phó khi có khủng hoảng nhân sự.
Tầm quan trọng của quy trình SEO
Tầm quan trọng của quy trình SEO

Quy trình SEO website của JPWEBSEO năm 2021

Năm 2015 tôi từng chia sẻ với cộng đồng SEO Việt Nam về quy trình SEO tổng thể mà tôi đã áp dụng vào SEO. Đến thời điểm hiện tại quy trình này cũng đã có những điểm không còn phù hợp với những thuật toán của Google.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà JPWEBSEO thường chia sẻ tới các anh em SEOer và có những kết quả rất khả quan từ những người cùng làm SEO.

Vì vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn quy trình SEO mà JPWEBSEO đang áp dụng rất hiệu quả trong năm 2021. Nào bây giờ hãy bắt đầu nhé!

Bước 1: Xây dựng bộ từ khóa SEO

Chúng tôi thường bắt đầu một dự án SEO bằng cách nghiên cứu từ khóa, bởi các hoạt động của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm này đều xoay quanh các từ khóa.

Nếu bạn chọn lựa sai từ khóa, bạn có thể sẽ chọn nhầm từ khóa mà đối thủ quá mạnh và có độ cạnh tranh cao không phù hợp nên ở thời điểm hiện tại và bạn không đủ khả năng cạnh tranh. Hoặc đôi lúc bạn cũng có chọn lựa những từ khóa có quá ít lượt tìm kiếm, điều này cũng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh nhưng tiêu tốn khá nhiều nguồn lực của bạn.

Để tìm từ khóa SEO tốt, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết của mình về sản phẩm hoặc  ngành nghề muốn làm. Hay bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google Suggest để nhận được các gợi ý về từ khóa liên quan.

Bạn nhập từ khóa vào ô tìm kiếm của Google và Google sẽ trả về danh sách các từ khóa liên quan (xem ảnh dưới đây). Những từ khóa được gợi ý thường là những từ khóa rất tuyệt vời bởi đây là những từ khóa do người dùng tìm kiếm và được gợi ý từ chính phía Google.

Xây dựng bộ từ khóa SEO
Xây dựng bộ từ khóa SEO

Ngoài ra bạn cũng có thể xem ở phía cuối trang kết quả tìm kiếm để thấy những phần các tìm kiếm liên quan và có thể tham khảo tiếp những gợi ý từ khóa khác. Thông thường bạn sẽ nhận được thêm rất nhiều ý tưởng từ khóa mới và các từ khóa này có xu hướng là những từ khóa dài hơn và có thể có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn.

Tuy nhiên, những từ khóa dài này lại có lưu lượng tìm kiếm khá thấp và vì vậy bạn có khả năng SEO lên TOP nhanh hơn.

Nếu bạn muốn kiểm tra lưu lượng tìm kiếm của từ khóa bạn muốn tìm kiếm và xác định mức độ cạnh tranh của các từ khóa đó, bạn có thể sử dụng những công cụ dưới đây:

  • Keywordtool
  • Google Keywords Planner
  • SEMrush
  • Ubersuggest

Bạn hãy cố gắng tìm kiếm và chọn lựa một số từ khóa liên quan và tiếp tục đến bước thứ 2.

Bước 2: Phân tích khoảng 10 kết quả trên trang nhất Google

Sau khi bạn đã có một số từ khóa từ bước 1, tiếp theo là lúc bạn có thể nhập những từ khóa đó lên thanh tìm kiếm của Google và hãy bắt đầu nghiên cứu khoảng 10 kết quả đầu tiên trên SERP.

Ví dụ như ảnh trên, tôi đã thực hiện truy vấn “Dịch Vụ SEO” và nhận thấy các website trả về khá nhiều chủ đề khác nhau. Nhưng nổi bật nhất vẫn là một số bài viết được biên tập theo hướng các bước/ danh sách về dịch vụ seo.

Tham khảo đối thủ search từ keyword "Dịch Vụ SEO"
Tham khảo đối thủ search từ keyword “Dịch Vụ SEO”

Để hiểu sâu hơn về những nội dung mà đối thủ của bạn đang cung cấp, tôi tiếp tục truy cập vào các kết quả đó để đọc kỹ các nội dung từng bài. Sau khi đọc kỹ nội dung tôi đã phần nào nhận thấy các phần cần phải viết cho “Dịch Vụ SEO” đã có những thông tin gì được nhắc tới và cũng nhận ra còn có những thông tin mà tôi cũng có thể chia sẻ tốt hơn họ.

Đến bước này tôi đã có thể viết bài nhưng để chắc rằng mình đang biên tập một nội dung chất lượng tốt thì tôi đã tiếp tục chuyển sang bước 3.

Bước 3: Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Ý định tìm kiếm (Search intent) từ lâu đã trở thành một trong các tín hiệu xếp hạng quan trọng của Google. Để SEO một website thành công trong thời gian lâu dài chắc chắn bạn không thể không tìm hiểu về khái niệm này.

Bạn hãy hình dung trước đây những người quản lý trang web thường dành thời gian để viết rất nhiều nội dung để tương ứng với những từ khóa cần SEO. Phương thức này thực ra cũng rất hiệu quả, tuy nhiên nó cũng có kèm theo những rủi ro nhất định như:

Hiện nay có quá nhiều bài viết cùng nói về 1 chủ đề trong khi những chủ đề đó gần như không có nhiều sự thay đổi. Từ đây xuất hiện hiều sự trùng lặp về nội dung trên trang web của họ.

Tối ưu hóa ý định tìm kiếm
Tối ưu hóa ý định tìm kiếm

Mặc dù những người quản lý website cũng cố gắng thực hiện những kỹ thuật như tối ưu liên kết nội bộ, hoặc sử dụng các thẻ canonical cho những bài viết đó tuy nhiên điều đó vẫn không thể giúp website chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng của Google.

Search intent ra đời như 1 kỹ thuật giúp cho chúng ta hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng hơn để từ đó có thể tạo ra các bài viết phù hợp hơn thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Về cơ bản người dùng có một số ý định tìm kiếm sau:

  • Tìm kiếm mua hàng
  • Tìm kiếm thông tin
  • Tìm kiếm điều hướng

Bằng việc thấu hiểu chính xác ý định mà người dùng đang mong muốn, bạn có thể tạo ra được những nội dung rất tuyệt vời.

Bước 4: Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Nội dung luôn luôn là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào. Khi nói tới sáng tạo nội dung chất lượng bạn có thể chọn cách xây dựng sau:

  • Nội dung khác biệt
  • Nội dung nổi bật hơn

Tạo ra nội dung nổi bật hơn

Tất cả những gì bạn cần làm đó là hãy làm cho nội dung của bạn tốt hơn nhiều lần hơn so với những nội dung đang có sẵn.

Ví dụ: Giả sử bạn cần SEO từ khóa: “cách tối ưu thẻ tiêu đề“, và trên trang kết quả tìm kiếm đều đang có khoảng 10-15 cách tối ưu. Nên nếu lúc này khi bạn tạo bài viết với khoảng 20 hay 30 cách tối ưu thì có vẻ như không có gì nổi bật hơn là mấy. Và chắc chắn để có vị trí cao bạn sẽ cần thực hiện nhiều cách làm SEO khác mới có thể đẩy TOP từ khóa này.

Vì vậy để có thể làm nổi bật hơn bạn có thể tạo ra bài viết với hàng trăm cách để tối ưu tốt tiêu đề. Nếu có thể làm được như vậy chắc chắn bạn sẽ tạo ra được một nội dung cực kỳ nổi bật.

Sáng tạo nội dung chất lượng hơn
Sáng tạo nội dung chất lượng hơn

Hoặc cách khác, bạn có thể vẫn tạo ra được danh sách 20 cách tối ưu tiêu đề hay nhưng là tập hợp của 20 chuyên gia hàng đầu. Những cách viết như này chắc chắn sẽ giúp cho bạn có nội dung nổi bật hơn so với đối thủ hiện tại.

Tạo ra nội dung khác biệt

Hãy nhớ rằng chúng ta luôn luôn mong muốn nhận được nhiều thông tin mới hơn và tốt hơn những gì đã có. Và Google chắc chắn cũng muốn vậy, nếu bạn có thể tạo ra những nội dung hoàn toàn khác và tốt hơn với những gì đang có sẵn chắc chắn bạn có thể chiếm vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.

Tôi cũng có thể SEO từ khóa này với chủ đề về về mẫu kế hoạch SEO bởi đây cũng là ý định tìm kiếm mà nhiều người dùng khá quan tâm. Tuy nhiên trong thời điểm trước đấy tôi thấy rằng chỉ cần cung cấp nội dung như vậy là cũng đã đủ để xếp hạng tốt.

Tất nhiên để khác biệt tôi cũng có thể tạo các bài viết với chủ đề về kế hoạch SEO 6 tháng – 12 tháng, hoặc kế hoạch SEO cho từng lĩnh vực khác nhau hoặc kế hoạch SEO tổng thể.

Liệu bạn có thích những nội dung như vậy?

Bước 5: Tối ưu hóa On-page

On-page SEO là một trong những bước vô cùng quan trọng để tối ưu hóa nội dung cũng như từ khóa cần SEO.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về SEO onpage bạn có thể tham khảo về chủ đề này tại:  SEO Onpage Checklist: 37 điểm cần tối ưu để website lên top

Dưới đây là những lời khuyên của JPWEBSEO về onpage SEO bạn nên tập trung trong năm 2021

Tối ưu liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là những liên kết qua lại các bài viết ở trong website của bạn, việc tạo ra các liên kết trong bài viết của bạn sẽ giúp Googlebot lập chỉ mục và hiểu tất cả các bài viết trên website của bạn.

Trong các hướng dẫn quản trị trang web Google cũng khuyên chúng ta nên sử dụng những liên kết nội bộ để tối ưu SEO được tốt hơn.

Trong quá trình tối ưu liên kết nội bộ bạn hãy lưu ý tới cách đặt “anchor text sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đúng từ khóa muốn đi về. Việc tối ưu các anchor text phù hợp với ngữ cảnh sẽ giúp người dùng sẽ dễ nhấp vào các liên kết đó hơn và Google cũng sẽ nhận ra bạn đang tạo ra một trang web chứa những thông tin thực sự hữu ích.

Tối ưu hóa On-page
Tối ưu hóa On-page

Tối ưu đường dẫn URL ngắn và chứa từ khóa

Ngay từ những ngày đầu tiên làm SEO, chúng tôi đã để ý Google có vẻ như rất thích các đường dẫn ngắn. Cụ thể như độ dài của các đường dẫn trên Blogspot sẽ thường có số lượng ký tự dưới 70.

Hay Google cũng đưa ra những yêu cầu kỹ thuật về tối ưu Breadcrumb dành cho người phát triển trang web để tối ưu hiển thị của URL trên kết quả tìm kiếm.

Tối ưu từ khóa ngữ nghĩa

Một trong những kỹ thuật quan trọng của SEO onpage đó chính là tối ưu từ khóa ngữ nghĩa. Tại một bài viết khác tôi sẽ chia sẻ cho các bạn sâu hơn về từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keyword).

Một trong những cách để tìm kiếm từ khóa ngữ nghĩa thông minh và sáng tạo đó là sử dụng công cụ Google.

Đầu tiên bạn có thể nhập từ khóa và tìm kiếm trên Google một cách bình thường, sau đó bạn cuộn xuống và xem các ý tưởng từ khóa ở phần cụm từ tìm kiếm liên quan

Hoặc bạn có thể thực hiện một truy vấn trên Google hình ảnh và xem những cụm từ Google gợi ý có liên quan tới chủ đề bạn đang muốn SEO không? Lưu ý rằng cách tìm kiếm này đôi lúc sẽ không hiệu quả.

Sau khi tìm được các từ khóa liên quan, bạn hãy khéo léo lặp lại chúng trong bài viết thay vì chỉ tập trung vào 1 từ khóa duy nhất trong bài. Điều này sẽ giúp Google hiểu rõ chủ đề bạn đang muốn nói tới đó là gì và gia tăng khả năng lên TOP cho website của bạn.

Tối ưu dữ liệu có cấu trúc

Ngày nay Google đang khá ưu tiên hiển thị những nội dung hữu ích, bạn có thể nhận thấy rất nhiều nội dung có những định dạng hiển thị bắt mắt và đẹp. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và tối ưu nội dung của bạn đúng chuẩn theo những yêu cầu kỹ thuật của Google. Rất có thể bạn sẽ có cơ hội có được những thứ hạng tuyệt vời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu ngay, bạn có thể tham khảo các nội dung về dữ liệu có cấu trúc tại blog của phía Google. Về kỹ thuật tối ưu dữ liệu có cấu trúc này tôi sẽ chia sẻ với các bạn sâu hơn tại một bài viết khác nhé!

Bước 6: Làm đẹp bài viết

Một nội dung có thiết kế không đẹp mắt sẽ rất khó tạo thiện cảm đối với người đọc. Bạn hãy tưởng tượng khi truy cập vào một trang web và bạn thấy một nội dung toàn chữ và có định dạng rất khó đọc.

Đó là lý do tại sao tôi cũng dành rất nhiều thời gian để tối ưu lại trang web và trình bày bài viết thật bắt mắt nhất với những hình ảnh được đầu tư kỹ lưỡng. Dưới đây là một số mẹo làm đẹp bài viết mà JPWEBSEO hay sử dụng

Sử dụng biểu đồ trực quan

Giống như bài viết này nếu quy trình với 8 bước tôi chỉ làm liệt kê theo dạng danh sách các bạn vẫn có thể nhớ tốt. Tuy nhiên khi tôi đưa vào thành một hình ảnh cụ thể thì bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

Sử dụng ảnh chụp màn hình

Bạn có thể nhận thấy đấy. Tôi thường sử dụng khá nhiều ảnh chụp màn hình cho mỗi bài viết. Tuy nhiên, tôi sẽ không chỉ sử dụng ảnh chụp màn hình chỉ để minh họa cho những nội dung đang trình bày.

Tôi cố gắng sử dụng ảnh màn hình để có thể giúp người đọc có thể hiểu rõ các bước cần thực hiện cụ thể.

Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng

Nếu có thể bạn hãy đầu tư cho mình 1 chút thiết kế cho các hình ảnh minh họa của mình, Google rất thích những hình ảnh độc đáo, sáng tạo và người dùng cũng vậy. Tôi nhận thấy có rất nhiều người thường xuyên sử dụng những hình ảnh do tôi thiết kế để tái sử dụng lại cho website của họ. Điều ấy chứng tỏ hình ảnh đó thật sự hữu ích và có giá trị nên họ mới sao chép.

Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng
Thiết kế banner và các hình ảnh minh họa ấn tượng

Một bài viết có chứa những hình ảnh bắt mắt, ấn tượng sẽ giúp người đọc ở lại trên trang lâu hơn và điều này sẽ giúp trang web của bạn được Google đánh giá tốt hơn.

Sử dụng code làm nổi bật nội dung

Như các bạn thấy trong những bài viết của tôi thường có những đoạn quote hay những đoạn hướng dẫn được bôi màu nền. Điều này giúp ích rất nhiều cho các phần nội dung không có hình ảnh. Việc tạo sự nổi bật trong cách trình bày nội dung cũng sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hơn và có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập vào trang web của bạn.

Bước 7: Tối ưu Offpage SEO

Sau khi đã hoàn thiện tốt nội dung, tối ưu Onpage thì đây chính là lúc bạn cần thực hiện các chiến dịch SEO Offpage ví dụ như xây dựng các backlink trỏ về trang nội dung cần SEO và tích cực quảng bá thương hiệu.

Ngoài các cách quảng bá bài viết cơ bản như tự như chia sẻ lên mạng xã hội hay viết bài giới thiệu trên các blog khác. Bạn cũng có thể thực hiện một trong số những chiến lược Offpage dưới đây để tối ưu cho websitecủa mình.

Tìm kiếm và xây dựng backlink từ đối thủ

Bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để nghiên cứu hồ sơ backlink của đối thủ và sau đó lên kế hoạch để có được các liên kết chất lượng tương tự

Tại đây bạn cũng sẽ nhìn thấy số lượng tên miền đang trỏ link về website của đối thủ và tổng số Backlink mà họ đang nhận được. Chỉ cần nhấp chuột vào bạn có thể thấy chi tiết từng backlink và có thể xây dựng kế hoạch link building dựa trên các thông tin này.

Xem thêm: Ahrefs là gì? Giải thích chi tiết các chỉ số thiết yếu nhất

Gửi email tới các website khác và đề nghị chèn link tới website của bạn

Bạn đã tạo ra một nội dung chất lượng, chắc chắn sẽ có rất nhiều bài viết khác có sự liên quan đến bài viết của bạn. Hãy soạn sẵn một email để liên hệ với các Admin của những website khác hoặc bằng cách nào đó liên hệ với họ. Và gửi cho họ một lời đề nghị trỏ backlink tới bạn.

Lưu ý: Hãy soạn thêm cả phần nội dung mà bạn muốn họ điền thêm vào trong nội dung cũ của họ. Bởi việc đó sẽ giúp cho họ ra quyết định nhanh hơn khi chỉ cần copy và dán đoạn nội dung của bạn đã được chuẩn bị sẵn.

Tối ưu Offpage SEO
Tối ưu Offpage SEO

Tìm những liên kết lỗi trên website của người khác

Có các website có những liên kết không còn tồn tại có liên quan đến trang web của bạn, bạn hãy liên hệ với người quản lý trang web và cung cấp cho họ nội dung thay thế. Bằng cách này bạn có thể kết nối với họ và tạo thêm được mối quan hệ tốt.

Bước 8: Tối ưu Entity

Trong quy trình SEO, Tối ưu Entity cũng là một trong các bước SEO cơ bản bao gồm các công việc:

  • Triển khai nội dung và tối ưu các trang giới thiệu (gồm tầm nhìn, sứ mệnh, đội ngũ, giá trị cốt lõi)
  • Triển khai IFTTT để có thể tự động hóa share/ đăng bài viết trên nhiều trang mạng xã hội khi có bài viết mới publish
  • Tối ưu website người đại diện thương hiệu (thông thường sẽ làm Founder và CEO của công ty)
  • Tạo lập thêm các trang cần thiết cho doanh nghiệp (điều khoản bảo hành, chính sách bảo mật, trang đăng ký, trang liên hệ, tuyển dụng …) và tối ưu đầy đủ cho các trang web này.
  • Lựa chọn và tối ưu các loại schema phù hợp với từng trang web trên
 Tối ưu Entity
Tối ưu Entity

Cũng như JPWEBSEO đã nói từ đầu, Entity chính là bước SEO cơ bản, vì vậy nó sẽ không yêu cầu bạn thực hiện các kỹ thuật quá phức tạp. Ngoài ra, cần liên kết các trang mạng xã hội (facebook, instagram, youtube, linkedin, …) của doanh nghiệp với nhau và đồng loạt liên kết MXH đó với website để Google nhận diện được rằng tất cả các trang web này đều thuộc quyền sở hữu của bạn và thông tin được đồng nhất.

Hy vọng quy trình SEO mà JPWEBSEO chia sẻ trên đây, một phần nào đó cho bạn tham khảo về cách làm SEO. Chúc các bạn thành công khi làm SEO trong thời gian tới!

>>> Xem thêm: [Bật Mí] 47 cách tăng traffic cho website hiệu quả đơn giản

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here