các chỉ số về ahrefs
các chỉ số về ahrefs

Có rất nhiều bạn mới sẽ thắc mắc không biết Ahrefs là gì? Các chỉ sổ trong nó nói lên ý nghĩa gì? Đây có thể nói là một trong những công cụ SEO mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Hôm nay, JPWEBSEO sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng nó để tận dụng các tính năng hữu ích của nó. Thật sự thì mình cũng cực kỳ thích công cụ này và sẽ không biết phải làm gì để SEO nếu như không sở hữu nó.

Đó là lý do tại sao mình sẽ chia sẻ cho bạn tất cả mọi thứ mà mình biết cho bạn, về cách sử dụng công cụ SEO cực kỳ hữu ích này. Bây giờ, let ‘s go nào!

Ahrefs là gì?

Ahrefs là một bộ công cụ phần mềm SEO gồm các công cụ hỗ trợ nghiên cứu backlink mà các SEOer thường dùng trong việc xây dựng liên kết, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và kiểm tra trang web. Hầu hết các tính năng trong Ahrefs đều được thiết kế để hỗ trợ cho các chuyên gia marketing.

Những tính năng cực tốt mà được các SEO Expert trên thế giới yêu thích như: Best By Links, Keywords Explorer, Backlink Profile, Link Intersect, Site explorer, Article tracker, Content Explorer, Site Audit, Keyword tracking,..

Ahrefs là gì?
Ahrefs là gì?

Trong phạm vi bài viết này, JPWEBSEO sẽ chia sẻ cho bạn biết về toàn bộ các chỉ số có trong Ahrefs để bạn nắm cơ bản về công vụ nghiên cứu SEO này! Cuối bài chúng tôi sẽ tiếp tục dành cho bạn thêm một bài viết về cách sử dụng Ahrefs để có thể hỗ trợ bạn nghiên cứu tất cả mọi mặt về đối thủ của bạn. Nào hãy bắt đầu thôi!

Các chỉ số chính có trong Ahrefs

Keyword difficulty (KD)

Dường như, Keyword Difficulty (độ khó của một từ khoá) là một trong những chủ đề rất quan tâm của nhiều người. Có lẽ bởi vì nhiều bạn chưa hiểu rõ việc phân tích độ khó của một từ khoá hay phân tích đối thủ ra sao. Nên trong phần này JPWEBSEO sẽ nói rõ cho bạn điều này.

“Keyword Difficulty” sẽ cho bạn biết độ khó của một từ khoá để rank top 10 Google theo thang điểm từ 1-100. Và hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tin vào bất kì một công cụ đánh giá độ khó từ khóa nào cả. Bạn có thể lấy cái keyword difficulty của bất kì công cụ nào nhưng chỉ để có thể tham khảo mà thôi. Bạn cần phải dùng chính kinh nghiệm của mình để phân tích.

Keyword difficulty (KD)
Keyword difficulty (KD)

Bởi vì độ khó của từ khóa đó còn phụ thuộc vào website của bạn có mạnh hay không nữa. Khi bạn ở thứ hạng thấp thì độ khó của từ khóa sẽ cao. Nhưng khi bạn ở trang đầu tiên của SERPs thì từ khóa đó sẽ có thứ hạng thấp hơn so với website của bạn

Organic Keywords/ Organic Traffic/ Organic Search

Với bất kì một URL / website nào bạn đưa vào Ahrefs, nó sẽ cho bạn biết rằng:

Ví dụ như nó hiện 2800 Organic Keywords, có nghĩa là URL mà bạn bỏ vô Ahrefs có khoảng hơn 2800 từ đã lọt vào top 100.

2. Organic Traffic là gì?

Organic Traffic là lượng traffic ước tính có được những từ khóa lọt vào top 100. Con số ở phần này thể hiện sự ước tính có bao nhiêu lượng truy cập mà website ấy có được từ việc hơn 2800 từ khoá ấy đứng top 100.

Nhưng đừng tin tưởng vào chỉ số này quá nhé. Nó chỉ thể hiện một phần nào đó cho bạn biết thôi. Bởi vì lượng search hằng tháng mà Ahrefs cung cấp cho bạn chỉ là ở dữ liệu của Ahrefs, chứ không phải của công cụ Google Analytic. Nên thành ra Ahrefs chỉ tính tỉ lệ lượng click dựa trên lượng search của Ahrefs mà thôi.

>>> Tìm hiểu thêm: Traffic là gì?

3. Organic Search

Phần này là phần bạn có thể thấy 2 biểu đồ rất đẹp mô tả lại sự chuyển động của traffic tự nhiên và Organic Keywords của bạn.

Organic Search
Organic Search

UR được đo lường dựa trên thang điểm từ 1 – 100, với 100 là điểm cao nhất. Tương tự với UR, chỉ số PA của Moz cũng đánh giá thang điểm sức mạnh một URL dựa trên những backlink trỏ về url của bạn

Lưu ý: Những chỉ số này đều do các công ty như Moz và Ahrefs đưa ra dựa trên những yếu tố ảnh hưởng tới SEO. Và họ cố gắng mô phỏng lại việc Google nhìn nhận một trang web uy tín/ mạnh.

Do vậy, bạn phải hiểu rằng những chỉ số này sẽ KHÔNG CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN 100%. Nhưng nó cũng gần chính xác nên Ahrefs mới là một trong công cụ “đình đám” trong giới SEO.

Domain Rating (DR)

Domain Rating (DR) sẽ cho chúng ta thấy sức mạnh và độ tin tưởng của toàn bộ website ấy dựa trên những backlink tới trang web ấy. Lưu ý: Những chỉ số này chấm điểm website chủ yếu dựa vào offpage SEO chứ sẽ không tính onpage SEO ở đây nhé!

So với UR thì DR sẽ có độ chính xác thấp hơn trong Google Ranking (thứ hạng của một website). Do UR sẽ đánh giá chính xác URL đấy còn DR sẽ đánh giá dựa trên toàn bộ website. Nên nếu bạn gặp những Authority Site (hay những trang có DR cao) thì bạn vẫn có thể chiến thắng nếu như bạn sở hữu nhiều link chất lượng về website của mình.

>>> Tìm hiểu cách xây dựng backlink siêu chất lượng từ web 2.0 của JPWEBSEO

Domain Rating (DR)
Domain Rating (DR)

Nhưng DR là một trong những chỉ số rất tốt khi bạn chọn nó để tiến hành chiến dựng xây dựng link của bạn từ diễn đàn, guest post, blog comment, website,…

Nhìn chung, JPWEBSEO khuyên bạn nên lấy backlink từ những trang DR cao. Nếu có thêm cả UR cao thì quá tốt để có thể có những backlink siêu chất lượng nhé!.

Có nhiều bạn thắc mắc: “Tại sao backlinks của tôi tới website không giảm nhưng DR lại giảm?” –> Đơn giản là những website khác (đối thủ bạn) đã có thêm nhiều links hơn, còn bạn thì không.

Ví dụ: Một website có DR = 100 có thêm cả hàng chục đến hàng triệu backlink, nhưng bởi vì DR đã = 100, Ahrefs sẽ không thể cho lên 101 nữa. Thay vào đó, họ sẽ hạ DR của những website yếu hơn xuống 1. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm DR của bạn.

“Đối thủ của tôi, không có backlink từ những trang DR cao, nhưng tại sao DR họ lại hơn tôi?” –> Nếu như link nhiều từ các trang có DR cao nhưng những trang ấy đều là những trang mà mọi người đều có thể lấy được (forum, blog comment,…) thì Ahrefs cũng như google sẽ không đánh giá cao các site như vậy. Nhưng nếu bạn ở nhưng trang DR thấp, cùng lĩnh vực và rất ít người có link được từ những website này thì google và Ahrefs sẽ đánh giá cao hơn.

Referring Domains là gì?
Referring Domains là gì?

Nếu Links tới từ những site DR thấp thì nó tốt chứ? Tôi có cần disavow (từ chối) nó không? –> Giống như trên, những trang DR thấp mà liên quan và rất ít người lấy được link thì những website này cũng rất tốt.

>> Tham khảo bài viết Backlink Chất Lượng Là Gì , Các Tiêu Chí Để Đánh Giá Một Backlink Chất Lượng

Keyword Search Volume

Với chỉ số này, sẽ cho bạn biết trung bình mỗi tháng, mọi người ở một quốc gia nhất định tìm keyword mục tiêu như thế nào.

Trong Google Keyword Planner, nó là “Avg. monthly searches ”. Và điều tôi muốn bạn lưu ý đó là search volume đề cập đến số lượng “search” chứ không phải là số lượng “user” tìm kiếm.

Tiếp theo, một phần quan trọng không kém là định nghĩa “on average – trung bình”. Nghĩa là sao? Đối với nhiều truy vấn – nhu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi trong suốt tháng, suốt năm.

Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến search volume LUÔN LUÔN thay đổi theo. Nên khi kiểm tra search volume keyword bạn hãy tra cho các vị trí như: Mỹ, Úc, Việt Nam hoặc toàn cầu nếu địa lý bạn muốn nhắm đến.

Đây là nơi bạn tìm thấy dữ liệu này trong Keywords Explorer
Đây là nơi bạn tìm thấy dữ liệu này trong Keywords Explorer

Bao gồm các thông tin cần thiết như:

  • Quốc gia đang yêu cầu dữ liệu và lượng tìm kiếm tại quốc gia đó
  • Keyword đang phân tích;
  • Search volume của toàn cầu và bảng phân tích các quốc gia hàng đầu theo search volume.

>>> Xem thêm: Cách nghiên cứu từ khóa trong SEO

Return Rate (RR)

Return Rate (RR) cho biết tần suất cùng một người tìm kiếm một keyword nào đó trong khoảng thời gian 30 ngày gần nhất.

Clicks

JPWEBSEO chắc rằng bạn đã nhận thấy các thử nghiệm gần đây của Google với “quick answers” và các tính năng SERP khác nhau. Chúng được thiết kế làm ngăn người dùng phải click qua bất kỳ kết quả tìm kiếm nào…

Do đó, các khoảng cách giữa lượng tìm kiếm được thực hiện và số lần click vào kết quả tìm kiếm ngày càng rộng ra.

Cost Per Click (CPC)

CPC (cost per click) hiển thị chi phí trung bình của một lần click vào kết quả tìm kiếm có trả tiền cho một keyword nhất định nào đó.

Cost Per Click (CPC) là một con số động và nó có tính biến động cao, thay đổi rất nhanh chóng khi nhà quảng cáo tăng hoặc giảm chi tiêu quảng cáo của họ trong khoảng thời gian nào đó. Đối với các giá trị CPC mà bạn thấy trong Ahrefs – Chúng chỉ là giá trị trung bình mà thôi.

Traffic Value

Số liệu cho biết giá trị của traffic không phải trả tiền của website, nếu traffic đó được mua qua Google AdWords. Bạn có đang cảm thấy rối không?

Ví dụ Dưới đây là một trong những keyword mà blog Ahrefs xếp hạng: “SEO tips”:

Traffic Value
Traffic Value

Bạn có thể thấy, với keyword này website có thể nhận 657 lượt truy cập mỗi tháng từ tìm kiếm không trả tiền và có CPC là 7$. Vì vậy, tôi mua 657 lượt truy cập bằng cách đặt giá thầu cho keyword này trong Google AdWords, tôi sẽ phải trả 4.599$ ( ​​7$ * 657 lần click)

Nhưng đó chỉ là cho một keyword, ở một quốc gia (Mỹ).

Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện phép tính này cho tất cả hơn 71.000 keyword mà blog Ahrefs xếp hạng trên 170 quốc gia, sau đó cộng tất cả các số lại với nhau?

Đây chính là traffic value nếu chúng ta cộng hết tất cả các giá trị lại
Đây chính là traffic value nếu chúng ta cộng hết tất cả các giá trị lại

Cũng như các chỉ số lưu lượng không phải trả tiền, đây chỉ là ước tính.

Live Index là gì?

Khi bạn coi thông tin website tại Ahrefs, chắc bạn cũng chú ý tới những chỉ số như Live index: là những backlink hiện tại còn tồn tại.

Nhưng sẽ xảy ra trường hợp là website A mà từng backlink về bạn, nhưng khi Ahrefs thu thập lại từ website A thì Ahrefs lại không thấy backlink ấy nữa.

Thành ra, Ahrefs sẽ loại trừ những link này ở những links Live (Links sống). Nhưng Ahrefs vẫn giữ lại ở Links Fresh trong 3 – 4 tháng. Để từ đó, bạn có thể có hành động cụ thể nào đó cho việc khôi phục lại backlink ấy.

Đến đây chắc chắn bạn đã hiểu được Ahrefs là gì? rồi và nắm vững được những kiến thức cơ bản về các chỉ số của ahrefs. Để xem những ứng dụng mà công cụ Ahrefs mang lại. Đây chính là Hướng dẫn sử dụng ahrefs toàn tập A – Z không thể bỏ qua

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here