Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa trong seo là một trong những hoạt động quan trọng, có giá trị và thu lợi cao nhất trong lĩnh vực marketing tìm kiếm. Việc xếp hạng cho từ khoá đúng có thể giúp nhưng cũng có thể hại website của bạn. Bằng cách nghiên cứu nhu cầu từ khoá của thị trường của bạn, bạn không chỉ tìm hiểu ta được các cụm từ và thuật ngữ nào để hướng tới SEO, mà còn biết nhiều hơn về khách hàng của bạn ở mức độ khái quát.

Điều này không phải lúc nào cũng là để thu hút người truy cập đến trang web của bạn, mà còn là để thu hút đúng người truy cập. Lợi ích của thông tin này không thể phóng đại quá mức; với việc nghiên cứu từ khoá bạn có thể dự đoán sự thay đổi nhu cầu, phản ứng lại với những thay đổi của thị trường, và sản xuất những sản phẩm, dịch vụ, và nội dung mà những người tìm kiếm đang tích cực tìm kiếm. Trong lịch sử marketing, hầu như không có bất kỳ cản trở nhỏ nào trong việc thâm nhập tìm hiểu động cơ của người tiêu dùng.

keyword-research-important
Nghiên cứu từ khóa là một việc làm cự kỳ  quan trọng khi bắt đầu 1 dự án SEO, đây được coi là chìa khóa của sự thành công của một dự án. Vậy nghiên cứu từ khóa SEO bạn phải làm gì và sau khi nghiên cứu từ khóa bạn đặt được điều gì. Hãy cùng với tôi tìm hiểu về các bước và cách nghiên cứu từ khóa đặt hiệu quả cao nhất.

Từ khóa trong SEO là gì

Từ khóa trong SEO hay cũng được gọi phổ biết là từ khóa Google? Từ khóa là một từ hoặc một cụm từ dùng để xác định một chủ đề, một đối tượng hay một khái niệm nào đó. Và khi mọi người muốn tìm kiếm thông tin về chủ đề, khái niếm, hoặc đối tượng đó thì người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa đó trên công cụ tìm kiếm (thường là Google) và sẽ nhận được kết quả trả về với từ khóa đó.

Tại sao nói nghiên cứu từ khóa rất quan trọng?

Nghiên cứu khóa sẽ là quan trọng nhất trong quá trình Seo bởi vì những yếu tố sau:

  • Nghiên cứu từ khóa là yếu tố nền tảng để làm mọi thứ online (search google, làm SEO, online marketing, quảng cáo adwords…).
  • Những website có thứ hạng cao LUÔN LUÔN có chiến lược keyword đúng đắn
  • Đánh giá đúng giá trị của từ khóa thì sau khi SEO thành công lên top thì những từ khóa đó mới thực sự đem lại doanh thu, đồng nghĩa là 1 dự án SEO thành công

Làm sao để đánh giá giá trị của 1 từ khoá

Một từ khoá có giá trị như thế nào đối với trang web của bạn? Nếu bạn sở hữu một shop bán giày online, bạn có kiếm được nhiều hơn từ những người truy cập tìm kiếm những từ như “giày nâu” hay “bốt đen”? Những từ khoá người truy cập gõ vào các công cụ tìm kiếm thường có sẵn đối với những webmaster, và các công cụ nghiên cứu từ khoá cho phép chúng ta tìm ra thông tin này. Tuy nhiên, những công cụ này không thể cho chúng ta thấy trực tiếp giá trị của chúng từ lượng truy cập từ những tìm kiếm đó. Để hiểu được giá trị của một từ khoá, chúng ta cần hiểu website của mình.

Quy trình căn bản để đánh giá giá trị của 1 từ khóa:

Tự hỏi chính bản thân…

Từ khoá đó có liên quan đến nội dung của website? Liệu những người tìm kiếm có tìm thấy những gì họ cần tìm khi sử dụng những từ khoá đó? Liệu họ có hài lòng với những gì mình tìm thấy? Liệu kết quả lượng truy cập này có đáp ứng mục tiêu tài chính hay những mục tiêu khác của tổ chức? Nếu câu trả lời cho tất cả những câu hỏi tên là “Có!” vậy hãy tiến hành thực hiện….

Tìm kiếm những thuật ngữ / cụm từ trên các công cụ tìm kiếm lớn

Việc hiểu được các website nào đã lên top được các từ khoá của bạn sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc về sự cạnh tranh trên thị trường, và cũng như khó khăn cho việc đẩy top các từ khóa được đưa ra. Xem có các quảng cáo tìm kiếm nào chạy dọc phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên không? Thông thường, nhiều quảng cáo tìm kiếm đồng nghĩa từ khoá có giá trị cao, và nhiều quảng cáo tìm kiếm trên kết quả tìm kiếm tự nhiên có nghĩa là từ khoá khả năng sinh lợi cao và dễ chuyển đổi trực tiếp.

Mua chiến dịch quảng cáo cho từ khoá tại Google Adwords

Nếu trang web của bạn chưa lên top cho từ khóa đó, bạn vẫn có thể mua lượng truy cập thử để xem hiệu quả chuyển đổi của nó. Trong Google Adwords, bạn có thể chọn “exact match” và dẫn lượng truy cập đến trang liên quan trên trang web của bạn. Theo dõi mức độ hiển thị và tỉ lệ chuyển đổi trong quá trình ít nhất 200 – 300 click.

Sử dụng dữ liệu bạn thu thập được, xác định chính xác giá trị mỗi từ khoá

Ví dụ, giả sử quảng cáo tìm kiếm của bạn thu hút được 5,000 lượt tìm kiếm một ngày, trong đó có 100 người truy cập website của bạn, và ba đã chuyển đổi được thành lợi nhuận (không phải doanh thu) là $300. Trong trường hợp này, một người truy cập trang web của bạn với từ khoá đó có giá trị $3 đối với công việc kinh doanh của bạn. 5,000 lượt theo dõi trong 24 giờ đó tạo ra tỉ lệ nhấp (CTR) khoảng 18-36% với vị trí xếp hạng thứ nhất, điều đó có nghĩa với 900-1800 lượt truy cập mỗi ngày, với $3 mỗi lượt, hay điều đó cũng có nghĩa là 1 đến 2 triệu đô một năm. Do đó không có gì quá lạ kỳ nếu các doanh nghiệp đều yêu thích marketing tìm kiếm!

Hiểu nhu cầu của từ khoá dài (long tail)

Ví dụ về trường hợp shop bán đồng hồ chẳng hạn, nếu website của bạn đứng nhất với từ khoá “đồng hồ” thì quá tuyệt phải không?

Thât tuyệt khi có những từ khoá có 5,000 tìm kiếm một ngày, hay thậm chí 500 tìm kiếm một ngày, nhưng trong thực tế, những thuật ngữ tìm kiếm phổ biến đó chỉ đóng góp 30% lượng tìm kiếm thực hiện trên web. 70% còn lại nằm trong những thuật ngữ hoặc từ khóa dài hơn hay còn gọi là long tail Keyword. Long tail bao gồm hàng trăm triệu những tìm kiếm độc đáo có thể được hiện vài lần trong ngày, nhưng khi thực hiện cùng nhau, nó chiếm phần lớn lượng tìm kiếm trên thế giới.

Một bài học khác các marketer rút ra được rằng các từ khoá long tail thường chuyển đổi tốt hơn, vì chúng tiếp cận người dùng sau này trong chu kỳ mua/biến đổi. Một người tìm kiếm “đồng hồ” có lẽ chỉ đang tìm kiếm, và chưa sẵn sàng để mua. Mặt khác, một số người tìm kiếm “Shop đồng hồ casio ở Gò Vấp” thì khả năng họ bỏ tiền của họ ra mua!

Hiểu được đường cong nhu cầu tìm kiếm là rất quan trọng. Bên phải chúng tôi có đinh kèm một đường cong nhu cầu từ khoá ví dụ, mô tả lượng nhỏ câu hỏi tìm kiếm mang đến lượng truy cập lớn hơn cùng với số lượng của các cụm từ và thuật ngữ ít được tìm kiếm mang đến lượng lớn các nguồn giới thiệu tìm kiếm của chúng ta.

nghiên cứu từ khóa dài

Các công cụ nghiên cứu từ khoá

Các công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí

Đây là công cụ mà mình thích nhất ví nó đơn giản và dễ dùng:

keywordshitter.com

Công cụ nghiên cứu từ khóa keywordshitter.com
Nguyên lý hoạt động của tool này căn cứ vào từ khóa bạn nhập vào và sẽ xuất ra tất cả những từ khóa Google gợi ý ở cuối mỗi trang tìm kiếm.
Tool nghiên cứu keyword miễn phí tốt nhất

Cách dùng keywordshitter.com
  • Gõ từ khóa cần nghiên cứu, có thể gõ từ best + seed kw để tìm kiếm từ liên quan ở mức độ hẹp hơn với seed kw, nếu bạn gần nghiên cứu mức độ rộng hãy gõ seed keyword.
  • Khi thấy list từ khóa đủ dài bạn click Stop, bạn có thể nhập vào các từ khóa ở 2 ô filter để lọc ra từ khóa theo điều kiện bạn cần.
  • Copy list từ khóa đã lọc và lưu lại để phân tích bước sau phục vụ phát triển content (mình sẽ hướng dẫn chiến lược phát triển content ở bài sau) hoặc lấy từ khóa dùng làm anchor đi link.

– Ưu điểm: Free, đơn giản, dễ dùng, tốc độ cao.
– Nhược điểm: Nhiều khi xuất ra nhiều từ khóa không cần thiết.

keywordtool.io

Đây là công cụ được sử dụng khá nhiều nhiều nhất cả trong quá trình nghiên cứu từ khóa và đặc biệt là nghiên cứu phát triển content cho website. keywordtool.io có phần trả phí nhưng phần free là quá đủ để sử dụng rồi.
công cụ nghiên cứu keyword keywordtool.io
Nguyên lý hoạt động của keywordtool.io chính là sử dụng chức năng autocomplete của Google
công cụ keyword suggestion tool miễn phí
keywordshitter.com đưa ra các tìm kiếm liên quan tới chủ đề còn keywordtool.io lại đưa ra tìm kiếm liên quan tới từ khóa. Tất nhiên có 1 điểm chung giữa những tìm kiếm liên quan và từ khóa liên quan đó là không phải tự Google định nghĩa sau đó gợi ý mà đó là tổng hợp thói quen tìm kiếm của người dùng Google và được họ thống kê lại. Tìm kiếm càng nhiều thì càng được gợi ý nhiều.

Cách dùng keywordtool.io
  • Gõ seed keyword hoặc longtail mà bạn muốn nghiên cứu vào ô tìm kiếm (ngắn vừa đủ để còn có kết quả bởi quá dài thì sẽ không có gợi ý). Thường dùng keywordtool.io cho việc phát triển content nên bạn có thể gõ chủ đề bạn muốn viết vào đó.
  • Click tìm kiếm và chờ kết quả
  • Kéo lựa chọn những từ khóa mà bạn cần rồi click copy ở góc dưới bên tay phải hoặc copy tất cả từ khóa về lưu lại và dùng để tổng hợp, dùng thêm công cụ khác để phát triển content.

Ưu điểm: Free, nhanh, dễ dùng
Nhược điểm:

Google AdWords Keyword Planner

Công cụ Google AdWords Keyword Planner là điểm khởi đầu quen thuộc cho nghiên cứu từ khoá SEO. Nó không chỉ giới thiệu từ khoá và cung cấp số lượng tìm kiếm ước lượng, mà còn dự đoán chi phí chạy quảng cáo cho những thuật ngữ này. Để xác định số lượng cho một từ khoá cụ thể, hãy nhớ là phải để Match Type là [Exact] và xem Local Monthly Seaches ở dưới. Hãy dưới rằng những số liệu này đại diện cho tổng số tìm kiếm. Tuỳ thuộc vào thứ hạng của bạn và tỷ lệ nhấp, con số người truy cập thực tế bạn đạt cho những từ khoá đó thường sẽ thấp hơn rất nhiều.

Keywords: nghien cuu tu khoa google keyword tool, nghien cuu tu khoa google, nghiên cứu từ khóa là gì, huong dan nghien cuu tu khoa SEO, cong cu nghien cuu tu khoa, làm thế nào để nghiên cứu từ khóa
Lê Anh Tiến – JPwebseo.com

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here